Thứ Ba, 17 tháng 5, 2011

7 trạng thái tâm lý hủy hoại tình yêu

(Dân trí) - Nếu nhìn tình yêu bằng một trong 7 thái độ dưới đây thì chính bạn là người đặt dấu chấm hết cho tình cảm của hai người.

 

Quá kỳ vọng vào hôn nhân

Từ khi yêu đến kết hôn, bạn đều bị chính sự tưởng tượng của bản thân lừa dối, hành vi lừa dối này phần lớn là mù quáng.

Bạn mong mỏi một cuộc hôn nhân tưởng tượng đầy hạnh phúc, bao bọc bởi những lời đường mật thay thế cho hôn nhân hiện tại như câu chuyện cổ tích nàng bạch tuyết và chàng hoàng tử. Đến khi cuộc sống hiện tại không thỏa mãn, sự thất vọng, thậm chí tuyệt vọng khiến bạn mất đi niềm tin vào hôn nhân.

Thực tế, không phải bạn bị người yêu thương lừa dối mà bạn đang bị sự hão huyền của bản thân lừa dối.

Quá nhạy cảm và tự tôn

Sự nhạy cảm và lòng tự tôn đúng mức là một trạng thái tâm lý lành mạnh, nhưng vượt quá giới hạn sẽ khiến hôn nhân đi vào ngõ cụt. Khi cả hai đều quá coi trọng cái tôi, luôn cho rằng người kia coi nhẹ ý kiến của mình thì ý thức bảo vệ chính mình khiến bạn trở nên đặc biệt nhạy cảm với mọi hành vi ngôn ngữ của đối phương. Nếu không kịp thời hóa giải, kéo dài tình trạng căng thẳng sẽ khiến hai người nảy sinh tâm lý phản kháng và nặng nề trong tình cảm.

Trút bỏ trách nhiệm bản thân

Khi đã quyết định lựa chọn người mình gắn bó suốt cuộc đời thì bạn cần có dũng khí để đối diện với mọi khó khăn có thể xảy đến. Trốn tránh, đùn đẩy trách nhiệm chỉ khiến tình cảm nhanh chóng tan vỡ mà thôi.

Kỳ vọng được bù đắp

Một số cho rằng, hôn nhân cần có sự bù đắp nhất định, tôi vì anh hy sinh bao nhiêu, anh cần bù đắp lại cho tôi bấy nhiêu. Nếu một bên làm chưa tốt, yêu chưa nhiều khiến một bên thất vọng, buồn phiền, hạnh phúc một thời dần đi vào lãng quên.

Tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sự thăng bằng trong tâm lý, mang đến sự cách biệt trong tình cảm hôn nhân.

Thiếu tôn trọng

Khi đã về chung một nhà, nhiều người cho rằng tốt xấu đều đã thể hiện rõ không cần che giấu cảm xúc thật của mình, vì vậy hiếm khi chú trọng đến thái độ và cảm nhận của vợ/ chồng. Thực tế, sự tôn trọng là nền móng cho tình cảm và sự hòa hợp. Phần lớn những việc không vui thường bắt nguồn từ cách giải quyết các vấn đề nhỏ nhặt trong cuộc sống, do một bên thiếu sự tôn trọng khiến vợ chồng nảy sinh mâu thuẫn. Tình yêu một khi bị không khí căng thẳng bao trùm, tình cảm sẽ khó duy trì lâu dài.

Thiếu khoan dung độ lượng

Trong gia đình khó có thể yêu cầu vợ chồng làm việc một cách tuyệt đối. Vì vậy, không nên cưỡng ép hoặc bắt buộc vợ/chồng làm điều mà họ không muốn hoặc không thể làm. Kỵ nhất là sau đó lại quay ra chỉ trích khi kết quả không như mong muốn. Tình trạng này kéo dài sẽ trở thành ngòi nổ chiến tranh.

Ỷ lại

Dù ỷ lại là một biểu hiện của tình yêu nhưng thực tế là sự chiếm hữu độc tôn. Ở mức độ thích hợp nó là chất xúc tác cân bằng tình cảm, nhưng khi vượt qua trạng thái cân bằng sẽ khiến bạn nảy sinh nghi ngờ về tình cảm của đối phương, lâu dần khiến tình yêu hai người rơi vào bế tắc và xa lánh. 

Hạnh Phúc

Những cô bé gốc Việt gây sốt

Cư dân mạng đang xôn xao trước những tài năng nhí gốc Việt, trong đó nổi bật là hai cô bé với những khả năng đàn hát đặc biệt. 
Virginia Nguyễn - “thần đồng guitar”

Hơn một tháng nay, clip về cô bé người Mỹ gốc Việt 11 tuổi - Virginia Nguyễn - ôm cây đàn guitar (còn to hơn mình) và đánh rất có hồn những bản nhạc Việt khiến người xem không tiếc lời khen ngợi. Có người còn cho rằng cô bé là thần đồng guitar, bởi dù tự học trong thời gian ngắn (như em chia sẻ trên blog), nhưng Virginia Nguyễn có thể nghe - viết lại tabs (cách để viết nhạc cho guitar và có thể áp dụng với một số nhạc cụ có phím khác - NV) và biểu diễn rất biểu cảm. Nhìn đôi bàn tay em khi đánh đàn, có lẽ không quá lời khi nói rằng em sinh ra (với đôi tay ấy) là để dành cho guitar, gắn với guitar. Tuy “ngón đàn” của em chưa thật điêu luyện như thần đồng cùng lứa người Hàn Quốc Jung Sung-ha, nhưng về mặt cảm nhận, về tình cảm thì tiếng đàn của Virginia Nguyễn, nhất là qua những giai điệu VN bất hủ mà em chọn để thu, làm cho người nghe thấy thích thú, dễ chịu chứ không chỉ dừng ở sự ngưỡng mộ về mức độ tài năng ở lứa tuổi này.
Virginia Nguyễn - Ảnh chụp lại từ Youtube

Chiều Một Mình Qua Phố




Xin Còn Gọi Tên Nhau


              Biển Nhớ


Hạ Trắng



Bay đi Cánh Chim Biển





Ru Em Từng Ngón Xuân Nồng



Diễm Xưa




Còn Tuổi Nào Cho Em




Chiếc Lá Cuối Cùng



Một Cõi đi Về



Nỗi Buồn Hoa Phượng




Mười Năm Tình Cũ



Đôi Mắt Người Xưa




Trang Son Cuoc



Mưa Bụi 2



Phố đêm



Riêng Một Góc Trời



Tuổi đá Buồn



Cho Một Người Nằm Xuống




Chi Mai



Spainish Romance



When The Childen Cry




Canon In D




Califonia Dreaming



Billie Jean




Here Comes The Sun




Crazy




River cloul in You


Scarborough Fair




Another Brick In The Wall



Marriage D'amour




Goodbye Blue Sky/ Anybody Out There




Livin On A Prayer






Catherine Trúc Cầm -  hát cho những ngày vui

Lên mạng, gõ tên cô bé này, bạn sẽ nghe - xem được những bài hát em biểu diễn: Bèo dạt mây trôi, Đi học, I have a dream... Tuy không nhiều clip và cũng không được nghe nhiều như Virginia Nguyễn, song sự đón nhận và biết đến Trúc Cầm ở đời thực lại cụ thể hơn, từ những sản phẩm âm nhạc, những hoạt động mang tính thiện nguyện mà em làm tại VN.

Catherine Trúc Cầm - Ảnh: T.L
Sinh năm 2001 tại California (Mỹ), Catherine Trúc Cầm là con của nghệ sĩ violon Khắc Quân, và là cháu nội của NSƯT Khắc Huề. Ngoài việc học tại trường Tiểu học Saint Joseph - Bắc California, Trúc Cầm còn học thêm lớp luyện thanh và biểu diễn ở StarStrucks Theater cũng như tham gia những vở nhạc kịch của San Jose Children Musical Theater. Em cũng là ca sĩ nhí tham gia 4 kỳ liên tiếp chương trình Hát cho tuổi thơ của Hội Thiện nguyện ICAN (Mỹ) cùng các ca sĩ: Mỹ Linh, Trần Thu Hà, Tùng Dương, Phương Vy, Thanh Bùi...
Từ lúc 6 tuổi, Catherine Trúc Cầm đã được bố mẹ cho tham gia các hoạt động thiện nguyện tại Mỹ cũng như VN.
Năm 2007, em cùng Hội Thiện nguyện ICAN đến thăm làng Vạn Hạnh ở Bà Rịa - Vũng Tàu và được sinh hoạt với các bạn nhỏ thiếu may mắn tại đây. Với mong muốn gây quỹ ủng hộ cho quỹ từ thiện ICAN Dream, Trúc Cầm nảy ra ý tưởng dùng khiếu ca hát của mình để thực hiện album I have a dream,  nhằm hỗ trợ phần nào cho các bạn nhỏ thiếu may mắn, giúp các bạn có thêm cơ hội đến trường (như tặng sách vở, xe đạp cho năm học mới). Từ việc bán CD và biểu diễn của mình, Trúc Cầm đã mua được hơn 400 phần quà tựu trường cho các bạn nhỏ tại Quảng Nam và Bà Rịa - Vũng Tàu (năm 2010). Album thứ hai Một ngày vui (6 bài, trong đó có 5 ca khúc tiếng Việt: Đi học, Câu chuyện nhỏ của tôi, Một ngày vui...) cũng được phát hành (tháng 4.2011) với mục đích giúp tiền học và sách vở cho các em mồ côi tại Vinh Sơn (Kon Tum). Ca sĩ Tùng Dương, người song ca cùng Trúc Cầm ca khúc Đi học trong album, chia sẻ: “Tôi rất ấn tượng với cô bé khi gặp em lần đầu trong Hát cho tuổi thơ. Trên sân khấu, tuy ít tuổi nhưng trông em rất chững chạc, hát rất say mê”.
Chưa thể khẳng định hay kỳ vọng điều gì, bởi phải chờ xem sự phát triển của các em ở giai đoạn trưởng thành, nhưng nói như Tùng Dương, các em không sống ở VN mà hát tiếng Việt hoặc chơi guitar những ca khúc VN khá tốt, vẫn nhớ về nguồn cội, có năng khiếu và tâm hồn như thế là đã đáng khích lệ và thật đáng tự hào.  


Bèo Dạt Mây Trôi Live - Catherine Trúc Cầm Nguyễn