Chủ Nhật, 22 tháng 5, 2011

Con ước được cha đưa đến trường

Lúc còn bé, khi con phải đi bộ từ nhà đến trường trong những ngày hè nóng nực, mồ hôi nhễ nhại và khệ nệ với chiếc cặp to gần bằng con... con đã ước được ba đưa tới trường.

Chum
Khi bạn bè tíu tít ở cổng trường mỗi chiều tan học để đợi cha mẹ đến đón thì con đã ước ao như thế...
Lớn lên, con phải đạp xe 6, 7 cây số để tới trường huyện học và trở về nhà trong đêm sau những buổi ôn thi cuối cấp. Lúc đi qua những đoạn đường vắng, chỉ có cánh đồng rợn ngợp tiếng ếch nhái kêu ran, rồi từng đứa bạn trong nhóm rẽ về nhà, con thấy ngõ nhà mình sao xa đến thế và con lại ao ước...
Con vào đại học, bắt đầu những ngày xa nhà, mọi thứ với con thật lạ lẫm. Ngày đầu tiên nhập học, con đã nhầm đường, phải bắt xe ôm quay lại trường. Bác xe ôm hồ hởi, nhiệt tình hỏi han con, làm con thấy mình bớt xa lạ giữa thành phố ồn ã này. Lúc ấy con đã ước mình đang ngồi phía sau cha, tựa vào lưng cha, lại nghe cha vỗ về như lúc còn bé bỏng.
Con trở về nhà sau tình yêu đầu vỡ vụn khiến trái tim con gần như "rách nát". Cha lại đón con với nụ cười hiền từ, nụ cười ấy bao năm rồi vẫn làm lòng con thấy ấm áp lạ lùng. Con quặn lòng khi thấy cha nặng nhọc bước lên thềm nhà, vẫn cố một mình gắng gượng.
Đôi bàn chân cha không nỗi đau nào nói nổi. Con đã khóc, những giọt nước mắt nghẹn ngào chảy vào sâu thẳm trái tim con, những giận hờn, tức tưởi bỗng chốc bay biến hết. Con đâu biết rằng con đã có nhiều hơn con từng mơ ước.
Cha không thể đưa con đến trường nhưng cha đã hát ru và đưa nôi cho con khi mẹ tất bật ngoài đồng.
Cha không thể đưa con đến trường nhưng cha lại tự tay cặm cụi đóng cho con chiếc bàn học xinh xắn để con ngồi học suốt những năm tuổi thơ nghèo khó.
Cha không thể đưa con đến trường nhưng cha có thể nằm quạt cho con ngủ qua mấy mùa hè oi bức. Ngày ấy nhà mình chưa có quạt điện như bây giờ.
Cha không thể đưa con đến trường nhưng cha đã cho con nụ cười và làm tan biến trong con tất cả những mệt mỏi, rã rời, tức tưởi...
Cha không thể đưa con đến trường nhưng cha đã cho con tất cả những gì cha có thể.

5 lí do làm con gái thật tuyệt

Thường thì ai cũng nói con gái là chúa phiền phức, con gái là nguồn cơn của hàng tá những lăn tăn kiểu abc...

...Nhưng làm con gái cũng có nhiều điều thú vị lắm nhé, hãy khám phá xem làm con gái tuyệt vời như thế nào nhé!

Là con gái thật tuyệt!
Là con gái nghĩa là bạn có thể...
1. Khóc bất cứ khi nào bạn muốn
Đừng vì thế mà đã vội đổ cho con gái mít ướt, suốt ngày chỉ biết khóc lóc nhé. Con gái chỉ mít ướt khi thực sự cần thiết thôi, điều mà con trai có muốn cũng khó mà làm được. Con gái có thể khóc vì rất nhiều lí do, có thể vì miu miu thân yêu vừa chết hay chia tay thằng bạn thân lên đường du học. Nhưng con gái luôn biết kiềm chế khi cần mà. Con gái khóc rất đúng lúc, đúng chỗ và điều đó thì giúp cho con gái xinh hơn này, vui tươi hơn này và …sống lâu hơn con trai này (khoa học đã chứng minh nhé ^^). Vì sao ư, vì con gái được tự do thể hiện cảm xúc của mình mà không sợ ai đánh giá, nghĩa là con gái giải tỏa được stress cũng có nghĩa là con trai được quyền cho mình “cứu mĩ nhân” khi con gái cần. Quá tốt phải không nào.
2. Tha hồ “thưởng thức”… quà vặt
Mọi người nói rằng ăn quà vặt suốt ngày là tật xấu của con gái. Từ từ đã nào hãy xem xét lại một chút nhé, đó là một điểm đáng yêu mà chỉ con gái mới có đấy chứ. Vì nhé “thưởng thức” quà vặt giúp con gái nấu ăn ngon hơn, con gái sẽ muốn trổ tài nấu món vừa ngon vừa lạ cho cả nhà mà. Thêm nữa nhé, những câu chuyện cực hữu ích của con gái về tình yêu, tình bạn sẽ cực kì thiếu nếu không có ô mai với hạt dưa đi kèm. Và vì là con gái nên sẽ có cơ hội rủ nhau đi lượn lờ những quán ăn cùng kể cho nhau nghe những điều thú vị về cuộc sống khi nhâm nhi món ăn. Thu Trang (ĐHQGHN) bật mí: “Mình có một nhóm bạn chơi thân, toàn những đứa có tinh thần ăn uống cả thế nên rất chịu khó tìm kiếm “địa điểm” để cả nhóm tụ tập. Nhờ vậy mà tụi mình được thưởng thức nhiều món lạ thêm nữa là thân thiết nhau hơn”.
3. Tha hồ “buôn dưa”
Con gái vốn là chúa tò mò, luôn không ngừng thắc mắc về những rắc rối dù là nhỏ nhất xung quanh. Điều này đồng nghĩa với việc con gái có đặc quyền ngồi tám đủ thứ chuyện trên trời dưới đất. Từ chuyện “bé” như con kiến kiểu “mày ơi, hôm qua tao gặp một anh đẹp trai cực ý” đến chuyện “to” như con voi kiểu “chết rồi mày ơi mặt tao mọc thêm mấy nhóc mụn rồi, làm sao giờ, oa oa”.
Chỉ là những chuyện-bình-thường-ở-huyện nhưng cũng thành chủ đề bàn tán sôi nổi của hội con gái phải không nào. Diễm Thúy (ĐHNN-ĐHQGHN) lém lỉnh kể: “Lớp cấp 3 của mình đông con gái, dân ban D mà, mỗi lần họp lớp là y như rằng “buôn thúng bán mẹt” cả ngày. Cảm tưởng như là nói mãi mà chẳng hết chuyện ý, mà cũng chỉ quanh đi quẩn lại chuyện bạn bè với trường lớp với các anh đẹp trai”.
4. Được quyền dựa vào con trai
Từ xưa đến nay con gái luôn được xem là biểu tượng của nữ tính, mảnh mai còn con trai là biểu tượng của quân tử, mạnh mẽ. Thế nên là còn gì hợp lí hơn khi con gái dựa vào con trai nhỉ. Thử đưa ra một vài dí dụ cực kì thuyết phục nhé.
Khi đi học, con gái luôn có một đặc ân đặc biệt là “được đèo”, được thủ thỉ với con trai những lăn tăn thường ngày và được ngắm nhìn con trai từ đằng sau.
Khi đi chơi, con gái luôn được con trai nhường phần thắng trong mọi trò chơi và “giành” cho mình phần thua để con gái được cười vui vẻ.
Khi bế tắc, con gái được tìm đến bờ vai vững chắc của con trai để xua đi những muộn phiền trong lòng. Theo lời kể của cô bạn Hoài An (HVNH): “ Mỗi khi mình cảm thấy bế tắc, mệt mỏi, thằng bạn thân luôn là địa chỉ tin cậy giúp mình quên đi những phiền muộn trong lòng. Ở cạnh nó thực sự rất bình yên.
5. Trở thành hậu phương vững chắc cho con trai
Con gái đã, đang và luôn là điểm tựa vững chắc cho con trai. Bất cứ khi nào con trai cần đến, con gái cũng sẵn sàng ở bên chia sẻ. Một trận bóng của con trai sẽ náo nhiệt và rộn rã hơn nếu có con gái ngồi trên khán đài reo hò cổ vũ, rõ ràng con trai sẽ cảm thấy vui hơn phải không nào. Một bài văn “hóc búa” đủ khiến con trai xanh mặt thì con gái có thể giải quyết ngon ơ và tất nhiên con gái sẽ không từ nan để giúp con trai vượt qua “thử thách khó khăn” đó. Minh Diệu (HVBC&TC) kể rằng cô bạn cảm thấy rất vui khi có thể giúp cậu bạn ngồi cùng bạn cấp 3 môn văn vì hắn ta dốt đặc môn này mà.
Là con gái thực sự rất tuyệt vời phải không nào. Những ai đang là con gái hãy tự hào về bản thân mình đi nhé, còn những ai đang là con trai hãy ghen tị đi vì con gái chúng tớ quá đáng yêu và ngọt ngào.

Giải mã hiện tượng thần giao cách cảm

Họ đã 'điều chỉnh theo nhau' như thế nào?

Bệnh viện Sklifosovski sau một vụ nổ bom khủng bố tại quảng trường Puskin, Matxcơva (Nga) đã đón một nữ nạn nhân bị vô số vết bỏng trên người. Khi người chị sinh đôi đến thăm em, các nhân viên vô cùng sửng sốt nhận thấy trên cơ thể khỏe mạnh của cô cũng có những vết bỏng.
Mặc dù không hề nghĩ đến hiện tượng này, người chị đã nhận một phần đau đớn từ em. Sự kiện trên diễn ra vào tháng 8/2000. Đây được coi là một ví dụ về hiện tượng thần giao cách cảm.
Các nhà khoa học từ lâu đã chứng minh được là tín hiệu thần giao cách cảm tồn tại. Từ năm 1989, tại Viện Não thuộc Viện Hàn lâm Y học Nga, người ta đã tiến hành những cuộc nghiên cứu cho phép thu nhận những tín hiệu đó bằng máy đo.
Thử nghiệm
Valeri Guzel, Trưởng khoa Tâm lý thuộc Đại học Nhân văn (Nga) bật máy tính, mở một tập dữ liệu. Trên màn hình hiện lên một người với những vầng hào quang xung quanh và những tia sáng đứt đoạn phát ra. “Đấy là aura, tức trường sinh học của một người được thí nghiệm", ông nói, và giải thích thêm: "Hãy xem, đây là vùng đảm trách công việc của hệ tim mạch, vùng này, cho ruột non, vùng này cho xương cụt… Ở khu vực dạ dày, aura yếu, có lẽ anh ta ăn phải cái gì đó không ổn… Diện tích chung: 36.000 đơn vị. Tính đối xứng 98%, đó là các chỉ số tốt. Còn bây giờ, hãy xem sau khi anh ta tiếp xúc với một người khác, aura giảm bớt: diện tích tụt xuống còn 31.000 đơn vị, tính đối xứng: 76%. Nghĩa là việc tiếp xúc không thành công”.
Sau nhiều năm theo dõi và thử nghiệm, Guzel kết luận là giữa bác sĩ tâm lý trị liệu và bệnh nhân (cũng như giữa bác sĩ và người bệnh hay giữa những người bất kỳ có quan hệ chặt chẽ với nhau) có sự trao đổi dạng năng lượng nào đó. Chúng truyền tải thông tin về sự hoạt động của các cơ quan hay hệ thống trong cơ thể người. Nếu tình trạng của bệnh nhân được cải thiện, thì nhiều khi chính bác sĩ lại gặp dấu hiệu mệt mỏi và trầm uất. Hơn nữa, có khi bác sĩ "nhận" về mình những vấn đề và bệnh tật từ người khác. Đến lượt họ, lại chuyển cho bạn bè, người thân hay bệnh nhân đến sau.
Sự điều chỉnh theo nhau
“Một số trạng thái tâm lý có thể có tính lây nhiễm và được truyền thông qua trao đổi năng lượng", Tiến sĩ triết học, GS Aleksandr Vodolagin (Nga) nói. Ở đây không có gì là huyền bí, đơn giản là khi có sự tiếp xúc, xảy ra hiện tượng liên kết hai hệ thống năng lượng sinh học thành một khối thống nhất. Hiện tượng này được gọi là sự điều chỉnh theo nhau.
Người ta có thể gặp hiện tượng này trong đời sống hằng ngày. Khi bạn hiểu nhau chỉ cần bằng nửa lời nói, khi “hai trái tim cùng nhịp đập”… Chẳng hạn, người ta nhận thấy rằng nếu vợ chồng sống với nhau tâm đầu ý hợp trong nhiều năm, thì cách thể hiện bên ngoài của họ trở nên giống nhau.
Các nhà nghiên cứu đã đưa một con thỏ cái lên tàu ngầm. Còn trên một con tàu ngầm khác, bơi ở đại dương khác, người ta nhốt những đứa con của nó. Vào một thời điểm, khi chích điện vào da thỏ con, da thỏ mẹ đồng thời cũng bị giật theo. Người mẹ và đứa con nhỏ cũng có sự điều chỉnh theo nhau rất mạnh, do vậy “nghe” thấy nhau từ khoảng cách rất xa, giống như hai đài phát sóng vô tuyến cùng trên một tần số.
Hội chứng số đông
Tại sao một người bình thường, khi ở trong đám đông lại hành động như một kẻ mất hồn và hoàn toàn tuân theo “không khí” của đám đông đó?
“Sự điều chỉnh theo nhau của đám đông có sức mạnh lớn nhất. Bất cứ mục đích thống nhất nào, dù có tính xây dựng hay phá huỷ, sẽ dẫn tới một trường mạnh. Aura của đám đông làm thay đổi aura của cá thể, làm cho nó mất tính đối xứng và bằng cách đó làm cảm xúc vượt qua lẽ phải”, Vodolagin giải thích.
Các dấu hiệu đặc trưng cho quốc gia như quốc ca, quốc huy là những yếu tố của sự điều chỉnh theo nhau. Đó là những tín hiệu làm cho bạn khóc và xao xuyến khi nói tới một cái gì đó vĩ đại. Còn nếu đám đông có một thần tượng chung, thì người đó có cơ hội tuyệt vời để thay đổi trạng thái tâm lý của mỗi người. Ví dụ, một nghệ sĩ nghiện ma tuý, bản thân không có ý định tuyên truyền, nhưng vô tình đã “hướng” đám đông những người hâm mộ tới việc thử dùng chất nguy hiểm đó.